09/12/2022 1056
Hiện nay nhiều lao động Việt Nam có mong muốn đi xuất khẩu lao động để có thể thay đổi cuộc sống của bản thân, nhưng điều kiện kinh tế gia đình không cho phép. Vay vốn ngân hàng là biện pháp nhanh nhất giúp lao động giải quyết vấn đề chi phí đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Chúng ta cùng tìm hiểu về thủ tục vay vốn Ngân hàng khi đi XKLĐ Nhật Bản nhé!
Điều kiện để vay vốn
-
Phải có hợp đồng được ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh chấp thuận cho tuyển lao động trên địa bàn tỉnh.
-
Nếu bạn thuộc một trong các đối tượng sau: Lao động thuộc hộ nghèo, lao động thuộc hộ cận nghèo, lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động là dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân gia đình có công cách mạng và thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an đã xuất ngũ trở về địa phương thì đến Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, TP nơi mình cư trú để được hướng dẫn làm thủ tục vay vốn tham gia XKLĐ.
-
Người đứng ra vay vốn là người thân của lao động: bố, mẹ, vợ (chồng).
-
Gia đình người vay chưa có nợ xấu (nợ quá hạn ) tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
Hình thức vay vốn
Có hai hình thức vay vốn đang được áp dụng :
a. Vay theo hình thức thế chấp ngân hàng
Thế chấp tức là dùng tài sản thuộc quyền sở hữu để thế chấp, vay vốn ngân hàng. Hiện nay có 3 ngân hàng cho người lao động vay vốn đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản:
-
Ngân hàng chính sách xã hội : số tiền được vay tối đa 80% số tiền cần thiết trong hợp đồng mà người đi lao động ký với doanh nghiệp được cấp phép làm dịch vụ xuất khẩu lao động. Đối với những lao động đi làm việc tại Malaysia sẽ được hỗ trợ cho vay 100% số tiền trong hợp đồng.
-
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VietinBank : số tiền được vay tối đa 70% chi phí cần thiết đi xuất khẩu lao động trong hợp đồng giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
-
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn AgriBank : số tiền được vay 80% chi phí cần thiết đi xuất khẩu lao động trong hợp đồng giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
b. Vay theo hình thức tín chấp
Tín chấp là hính thức vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân. Thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng. Lãi suất cho vay tín chấp thường sẽ cao hơn so với vay theo hình thức thế chấp và chỉ áp dung với các khoản vay vừa và nhỏ. Một khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 triệu đồng đến 200 triệu đồng; tùy thuộc vào năng lực trả nợ.
Hồ sơ vay vốn gồm những gì ?
Giấy tờ trung tâm xuất khẩu lao động cần chuẩn bị:
-
Bản hợp đồng ký kết giữa trung tâm xuất khẩu lao động và người lao động.
-
Bản cam kết trả nợ vốn vay.
-
Giấy xác nhận tuyển dụng: Người lao động hoặc gia đình người lao động sẽ phải mang giấy tờ này đến ngân hàng cho vay làm thủ tục.
Giấy tờ người lao động cần chuẩn bị:
-
Sổ hộ khẩu, chứng minh thư hoặc căn cước công dân của người vay vốn: Ngân hàng sẽ dựa vào các thông tin trên các tài liệu này để đối chiếu với bản chính trên giấy đề nghị vay vốn.
-
Giấy đề nghị vay vốn của người lao động hoặc đại diện gia đình người lao động nếu lao động là hộ độc thân.
-
Giấy tờ về tài sản đảm bảo và giấy ủy quyền xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp người lao động đi vay vốn trực tiếp.
Quy trình vay vốn
- Bước 1: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện kiểm tra, đối chiếu, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn và lập báo cáo thẩm định.
Nếu hồ sơ không được phê duyệt thì ngân hàng sẽ thông báo từ chối cho vay và ghi rõ lý do từ chối tới người lao động.
Nếu hồ sơ được phê duyệt thì ngân hàng sẽ gửi thông báo kết quả phê duyệt tới người lao động.
- Bước 2: Ngân hàng cùng người lao động lập hợp đồng vay vốn theo quy định của pháp luật và ngân hàng.
- Bước 3: Bàn giao hồ sơ vay vốn đã hoàn thiện cho bộ phận kế toán làm căn cứ giải ngân vốn vay cho người lao động.
- Bước 4: Ngân hàng giải ngân vốn vay cho người lao động bằng hình thức chuyển khoản cho doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Những thủ tục pháp lý khác
-
Phương thức cho vay : Các ngân hàng sẽ triển khai cho vay thông qua hộ gia đình của người lao động. Nếu người lao động là hộ đơn thân thì ngân hàng sẽ cho vay trực tiếp đến người lao động. Điều này chúng ta có thể hiểu, người lao động chỉ được vay trực tiếp khi chưa kết hôn.
-
Thời hạn cho vay : Thời gian này căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên ngân hàng sẽ dựa vào mức lương của người lao động, cùng với khả năng trả nợ của hộ gia đình và nguồn vốn của ngân hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ đưa ra thời hạn cho vay. Thế nhưng thông thường thời gian này sẽ không vượt quá thời hạn của hợp đồng và người lao động đã ký với đơn vị tuyển dụng.
-
Loại tiền cho vay: Ngân hàng sẽ cho người lao động vay bằng đồng VNĐ. Trong nhiều trường hợp người lao động có nhu cầu sử dụng ngoại tế thì ngân hàng sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ.
-
Sử dụng tiền vay : Số tiền người lao động được vay sẽ chuyển trực tiếp cho đơn vị xuất khẩu lao động. Ở một số tình huống có thể doanh nghiệp lao động xuất khẩu đề nghị bằng văn bản. Lúc này, số tiền vay vốn sẽ được phát trực tiếp cho người lao động.
► Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản
► Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Đài Loan
► Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Châu Âu